slot gacor

Người Mẹ Thứ Hai Sinh viên Lê Thị Kim Anh – Nguyễn Thị Hồng KT1- K15

“ NGƯỜI MẸ THỨ HAI”
“Có một nghề bụi phấn bám vào tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nở cho đời những đóa hoa thơm’’
Để hưởng ứng cuộc thi viết ‘’Người thầy của tôi’’ năm 2021, cũng nhằm nói nên suy nghĩ, tình cảm của mình đối với thầy cô giáo, tri ân các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Tôi mới có cơ hội để nói ra suy nghĩ, tình cảm của mình với cô. Cũng như bạn bè cùng trang lứa, sau khi thi xong kì thi THPT Quốc Gia - một trong những kì thi quan trọng của cuộc đời mỗi con người, thì tôi đã chọn con đường học tiếp để mong có một tương lai tươi sáng, ngôi trường mà tôi đang theo học mang tên “Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội’’.
Nhà giáo - đó là một trong những nghề cao quý, một nghề đã ban tặng cho các cô cậu học trò chúng tôi những người thầy, người cô đáng trân trọng. Tôi đã từng được học với rất nhiều giáo viên tâm huyết, ai cũng để lại trong lòng tôi những ấn tượng khó quên. Nhưng có lẽ, dưới mái trường thân thương này người mà tôi nhớ nhất là cô chủ nhiệm đáng quý hiện tại của tôi- cô Lê Thủy Nguyên, người mà chúng tôi hay gọi thầm trong tâm trí với một cái tên thân thương đó là “ mẹ Nguyên ”.
Khi mới gặp cô trong buổi đầu nhận lớp, điều làm tôi ấn tượng đó là nụ cười của cô. Tôi vẫn nhớ như in cách cô nhìn những học trò mới, bé nhỏ của mình vừa nhập trường một cách hiền từ, thân thiện cùng với nụ cười tươi làm cho tôi không thể nào quên được. Với mái tóc đen xoăn ngăn ngắn, khuôn mặt đầy phúc hậu, đôi mắt như biết cười, thân hình đầy đặn cùng với làn da trắng hồng, cô diện trên mình bộ áo dài cách tân vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có phần hiện đại.
Rất ân cần, chu đáo, ngoài là người truyền tải kiến thức đưa chúng tôi đến với bến bờ tương lai, mẹ Nguyên còn là người bạn luôn đặt mình vào hoàn cảnh của các con để hiểu rõ những tâm tư, nguyện vọng của chúng tôi. Nét tính cách ấy khiến tôi cảm thấy không còn khoảng cách giữa cô - trò mà thay vào đó là tình mẫu tử thiêng liêng và tình cảm ấy ngày một lớn hơn.
Sau những giờ học đứng trên mục giảng với vai trò là một giảng viên, thì khi về nhà cô như là người mẹ thứ 2 của chúng tôi vậy, khuyên bảo những lời hay, ý đẹp để chúng tôi không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm từ những chuyện nhỏ nhặt trong đời sống thường nhật. Với sinh viên mới rời khỏi vòng tay đùm bọc của bố mẹ, thì những hành động, sự quan tâm ân cần ấy của cô cũng làm chúng tôi cảm thấy không còn rụt rè, bỡ ngỡ hay sự tủi thân nào nữa.
Dù cô chỉ dạy chúng tôi mới một tiết nhưng tôi biết cách dạy của cô rất hiệu quả, cô không đặt nặng điểm số và thành tích lên sinh viên của mình. Thứ cô muốn chúng tôi đạt được là những kiến thức, kỹ năng để sau ra trường, rời khỏi vòng tay cô phải làm đúng với ngành học. Việc học và chơi luôn rõ ràng, trong giờ học cô rất nghiêm khắc và cách cô giảng bài và truyền tải kiến thức đến với sinh viên rất thu hút làm chúng tôi không thể nào rời mắt được.
Với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay, đã làm gia đình KT1- K15 chúng tôi hơn 6 tháng rồi chưa được gặp nhau tại trường. Đối với cô Nguyên, cô cũng đồng cảm sợ khó khăn khi chúng tôi phải ở nhà học online. Từ những buổi đầu phải học phần mềm “Zoom’’ ngày nào cô cũng luôn vào lớp xem chúng tôi học tập thế nào. Tối đến cô luôn hỏi cả lớp có gặp vấn đề gì khi học không? Có hiểu được bài không? Đường truyền mạng có ổn định không? Và giáo viên bộ môn đã truyền tải kiến thức phù hợp chưa? Hay khi phải chuyển sang phần mềm mới “Teams’’ mặc dù đã 10h đêm rồi nhưng cô vẫn hăng say, nhiệt tình chỉ cho chúng tôi cách sử dụng để khi học hoặc khi thi không gặp trường hợp xấu xảy ra .
Có những lần một trong các thành viên của lớp gặp rắc rối làm ảnh hưởng đến cô và cả tập thể lớp. Biết lúc đấy cô có phần không được vui nhưng cô không hề quát nạt mà thay vào đó là cùng cả lớp giải quyết vấn đề triệt để, cô đưa ra những phương án hiệu quả mà không mất lòng ai.
“Cảm ơn’’ và “xin lỗi” tưởng chừng như đơn giản để nói ra, nhưng thật ra không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để nói ra được hai câu ấy. Nhờ vào sự quan tâm của nhà trường đã mở ra chương trình viết về “Người thầy của tôi” để tôi mới có cơ hội được nói ra tình cảm và lòng biết ơn của mình đối với cô.
Nhân cơ hội này, con muốn gửi đến người mẹ thứ hai của chúng con - cô Lê Thủy Nguyên “Thay mặt lớp KT1-K15, con cảm ơn mẹ đã cùng bọn con đi với nhau trong suốt thời gian vừa qua vui có, buồn có, những sự quan tâm và tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ đã dành cho lớp, những câu chuyện đời sống thường nhật mà mẹ đã trải qua đúc kết lại để truyền cho chúng con để chúng con biết thế nào là sống có ích cho xã hội và những kiến thức trong ngành học mai này có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình. Và bên cạnh đó cũng là lời xin lỗi đã khiến mẹ có nhiều chuyện làm mẹ thất vọng và không được vui. Giờ đây, lứa học trò mà mẹ dẫn dắt cũng đã là sinh viên năm 2 rồi , con vẫn luôn tin rằng mẹ sẽ nhớ mãi hình bóng của những học trò bé bỏng này. Ngày 20/11- ngày tôn vinh những người lái đò thầm lặng, con cùng cả lớp chúc mẹ Nguyên có thật nhiều sức khỏe để chở thêm những chuyến đò sớm mai”.
(Lớp KT1- K15 mãi yêu ‘’mẹ Lê Thủy Nguyên’’)
Tags: